ANOTHER MONSTER

chương 01

Truyện Chữ Hay
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ Hay

“Để có thể hiểu hết về truyện ngắn này, tôi khuyên các bạn không nên đọc truyện ngắn “The Awakening Monster” cho đến khi các bạn hoàn thành bộ truyện này”-Naoki Urasawa

Lời Tựa

Đây là một bản báo cáo chi tiết

về sự liên kết giữa các tội danh của Johan “Quái Vật” Liebert, từ năm 1986 trong khoảng thời gian mười năm, và vụ của “Sát nhân Rìu” Gustav Kottmann ở Salzburg, Áo, tháng 11 năm 2000. Sự liên kết này, mặc dù nó rất phi lý khi mới điều tra, nó dần trở thành một sự kết tội đầy đanh thép khi tôi nghiên cứu sâu vào vụ này.

Với sự tôn trọng của tôi cho vụ án của Johan, tôi đã làm hết sức mình để có thể trình bày tên thật của những người tôi đã phỏng vấn, nhưng vì một loạt lý do ( đôi khi là bảo vệ mạng sống của họ) một vài người đã dùng biệt danh của mình.

Không có bức ảnh nào khi gần như tất cả những người được phỏng vấn đều từ chối chụp ảnh. Thay vào đó, tôi đã vẽ phác hoạ mặt của họ từ trí nhớ của tôi sau những cuộc thẩm vấn đó. Khi được hỏi rằng họ có thấy phiền không nếu tôi vẽ chân dung của họ sau cuộc thẩm vấn, đa số đều đồng ý một cách miễn cưỡng, mặc dù tôi đã từ chối đề cập rằng tôi đã từng là hoạ sĩ vẽ tranh biếm hoạ ở Vienna.

Dù có vô số tên giả được trình báo, bản vẽ chân dung thô và những thứ khó tránh khỏi khác để bảo vệ danh tính của những người được giới thiệu ở đây, tôi có thể đảm bảo rằng những gì được trình bày ở cuốn sách này là sự thật.

Như tôi đã nói ở cuối cuốn sách này, kể cả khi vụ án của Johan có kết thúc đi chăng nữa, và ý nghĩa thật sự của cuốn sách này là gì, mọi sự phán xét đều thuộc về người đọc.

GIỚI THIỆU

Vùng ngoại ô Nonnburg ở Salzburg, Áo là một nơi thanh bình ở phía Nam của lâu đài Hohensalzburg, ít liên hệ với những danh lam thắng cảnh của nơi này, như là nơi sinh của Mozart và nơi quay phim của bộ phim “The Sound of Music”. Sau thứ 3 ngày 14 tháng 11 năm 2000, nó đã trở thành điểm đến nổi bật của nước Áo.

Đêm đó, Bệnh Viện Cấp Cứu St Ursula, nằm ở phía Bắc của khu chợ giữa thị trấn, không nhận được một cuộc gọi khẩn cấp hay bệnh nhân mới nào, vì vậy bác sĩ trực Ernst Lerner, thực tập sinh Paul Hosch và y tá Rosemarie Berg đang ngồi thư giãn ở phòng nghỉ của nhân viên, nhâm nhi cốc cà phê đắng chát và tận hưởng cuộc trò chuyện về những ngôi sao bóng đá mà họ yêu thích.

Họ nghe thấy tiếng tiếp tân Hanna Ruplechter đang hét lên vào lúc 1:05 sáng. Hosch vội vàng chạy vào hành lang bệnh viện và thấy một người đàn ông đô con đeo kính với thần sắc lạnh lùng, thân mình chìm trong vũng máu. Phản ứng ban đầu của cậu thực tập sinh là một người đàn ông đang bị thương đã tới thẳng bệnh viện để nhận sự giúp đỡ, nhưng khi cậu thấy toàn thân của cô tiếp tân phủ đầy máu của nạn nhân xấu số đang nằm ở dưới sàn, cậu liền hiểu chuyện gì vừa mới xảy ra. Người đàn ông đó đang cầm trên tay phải một chiếc rìu đẫm máu.

Hosch đi về phía phòng nghỉ và cầu cứu sự giúp đỡ từ mọi người trong bệnh viện, nhưng trước khi cậu có thể phản ứng lại, hắn đã hạ đo ván cậu và tiếp tục đi xuống hành lang và tiến tới phòng nghỉ. Hosch đứng dậy một cách chật vật và gọi tên những đồng nghiệp của cậu. Điều cuối cùng mà cậu thấy là y tá Berg bật ra khỏi phòng nghỉ và ngất tại chỗ, đổ một lượng máu lớn ở đầu.

Vào thời điểm này, ký ức của Hosch về sự việc

dần trở nên mờ nhạt. Hình như cậu đã chạy ra khỏi bệnh viện tới một quầy điện thoại công cộng gần đó để báo cảnh sát.

Sau khi cảnh sát Salzburg nhận được cuộc gọi, Cảnh sát trưởng Benjamin Graber và viên cảnh sát Hermann Maier tới bệnh viện vào lúc 1:54 sáng. Họ vào bệnh viện cùng với Hosch, người đang trốn tránh trong sự sợ hãi. Sau đó, hai viên cảnh sát miêu tả về xác chết của hai người phụ nữ phủ vũng máu ở trên sàn như một phân cảnh rùng rợn ở trong phim kinh dị. Graber và Maier để Hosch ở quầy tiền sảnh và tiến vào phòng nghỉ. Họ nghe được giọng nói nào đó vang vọng ở trong bệnh viện. Họ chứng kiến thấy xác chết của bác sĩ Lerner, đầu của ông ta không dính chấn thương nghiêm trọng nào, và một người đàn ông to cao, thân đầy máu, dáng đứng vững chãi với cây rìu ở trên tay hắn. Vì một vài lý do nào đó, hắn mỉm cười với hai viên cảnh sát. Sau khi lẩm bẩm một thông điệp kì lạ, hắn đẩy cây rìu vào cổ hắn làm tổn thương động mạch vành và chết.

“Một, hai, ba,…. Nhiệm vụ của tao đã hoàn thành”, hắn nói, theo như lời tường thuật của viên cảnh sát Graber.

Danh tính của kẻ giết người bí ẩn đã sớm được hé lộ: Gustav Kottman, 29 tuổi. Hắn đã được săn lùng bởi giới cảnh sát với tội danh giết 7 mạng người ở Vienna, đa số là các cặp đôi phịch nhau ở trong xe ô tô của họ trong vòng 5 năm gần đây.

Kottman dường như đã tự đặt chân đến biên giới phía Tây nước Áo. Hắn không hề thực hiện bất cứ vụ án mạng nào trước đó nên đã thoát được sự truy lùng của cảnh sát địa phương, một khoảng thời gian khá lâu cho một tên sát nhân hàng loạt hạng trung. Điều đó giúp hắn tìm được lối vào một thị trấn nhỏ ở biên giới nước Đức.

Cảnh sát thành phố Salzburg cho rằng đây là sự tái xuất của hắn trong vai trò của một kẻ sát nhân hàng loạt. Mặc dù những vụ giết người khác của hắn đều nhắm đến các cặp đôi đang yêu nhau nhưng không hề có bằng chứng nào về hành vi thú tính của hắn ở những vụ án này. Họ kết luận rằng đây là sự thúc đẩy mất kiểm soát của hắn. Hắn thấy được ánh đèn toả ra từ trong bệnh viện nên hắn cầm cây rìu và tiến thẳng vào.

Với sự tự sát của Kottmann, vụ thảm sát ở bệnh viện St Ursula đánh dấu chấm hết đầy rùng rợn cho hàng loạt vụ giết người bằng rìu.

Nhưng có thật sự là như vậy không?

Vào thời điểm đó, tôi đang là nhà báo tự do-trong bài viết đầu tay của tôi cho tờ báo Idee- và được giao cho vụ án này. Tôi tường thuật thông tin về vụ án này như một bài báo thông thường mà các hãng tin hay đăng. Nhưng khi tôi đang làm việc, tôi bắt đầu cảm thấy hoài nghi về vụ án này khiến tôi nảy ra một giả thuyết. Khi tôi nghiên cứu thêm về vụ án với giả thuyết tôi vừa nghĩ ra, tôi bắt đầu thấy tình tiết mới hiện lên khác hẳn so với những bài tường thuật ở trên các phương tiện truyền thông. Tôi còn nghi ngờ về tên sát nhân— Kottmann và những hành vi không thể chối cãi của hắn.

“Một, hai, ba… Nhiệm vụ của tao đã hoàn thành”, đó là những lời cuối của Kottmann ở trên trái đất này. Nhiệm vụ đó là gì, và ai đã giao cho hắn nhiệm vụ này? Và tại sao hắn chưa hề thực hiện vụ án mạng nào cho tới thời điểm hiện tại? Hắn đã lẩn trốn ở đâu trong khi cảnh sát ráo riết đi tìm hắn? Tôi tìm hiểu thêm về đời tư của Gustav Kottmann phần nào để trả lời cho những thắc mắc trên.

Kottmann là con cả trong gia đình có 4 người con ở Kaiserin, một thị trấn nằm ở phía đông nước Áo gần với biên giới Tiệp Khắc(Cộng Hoà Czech). Cha của hắn, Hans, từng làm chủ một trang trại đã không còn hoạt động khi Gustav được 5 tuổi. Sau đó, ông đi sửa xe đạp và đồ đạc cho những người nông dân ở gần nhà, nhưng thuờng hay gặp khó khăn trong việc trao đổi với khách hàng do tuổi cao sức yếu và dành hầu hết thời gian chìm đắm trong bia rượu. Mẹ của hắn Marlen còn bợm nhậu hơn cả bố hắn, với tính khí bất thường dẫn đến việc hay lên cơn mất kiểm soát.

Kottmann được đưa tới bệnh viện trong tình trạng bất tỉnh vào năm 12 tuổi. Bố mẹ của hắn nói với các nhân viên y tế rằng có một đống củi đã rơi vào đầu hắn, nhưng bác sĩ cho rằng hắn đã bị tông bởi một vật thể cùn. Chúng tôi không thể làm rõ được nếu bố mẹ hắn đã hành hạ hắn nhưng vì anh chị em của hắn đều được đưa vào cô nhi viện do thiếu sự chăm sóc của bố mẹ khiến khả năng đó xảy ra là cực kì cao. Việc Kottmann chịu tổn thương ở đầu là một chứng cứ quan trọng khác để thấu hiểu về tên tội phạm này. Dù chưa thể giải thích bằng y khoa hiện đại, nhiều kẻ sát nhân hàng loạt đều bị tổn thương ở vùng đầu, bị ngã bất tỉnh và tỉnh lại mặc cho bao nhiêu sự kỳ quặc, ở một thời điểm nào đó vào tuổi thơ của họ.

Kottmann từng là một cậu bé to lớn với khuôn mặt rất khó đọc vị. Hắn có xu hướng trốn học, và chuyện học hành của hắn không phải là xuất sắc lắm. Hắn bắt đầu làm việc ở một siêu thị vào năm 16 tuổi, nhưng chỉ trụ được trong 3 tháng sau khi giám sát viên của hắn nói rằng hắn không có cơ hội để làm việc ở đó. Một thời gian sau, hắn đi làm công việc mà bố hắn đã từng làm, sau khi cãi nhau với người chủ về một vài việc vặt ở trang trại gần đó, và nuôi cả gia đình bằng sức lao động của bản thân. Đó là vào khoảng thời gian hắn trở nên thành thục với cây rìu.

Nhưng những chuỗi việc tốt của hắn chỉ tồn tại ở trong một vài tháng. Hắn sớm bị bắt bởi cảnh sát về tội danh đầu đời của hắn—nhìn lén phụ nữ thay đồ và trộm cắp. Hắn thoát khỏi án tù, nhưng đã thu hút sự chú ý của cảnh sát địa phương, và hắn không còn sự lựa chọn nào khác ngoài đi khỏi gia đình hắn và sống ở Klosterneuburg.

Hắn được thuê đi làm ở một tiệm sách ở nơi ở mới của hắn, và hắn tạm thời cư xử trong khoảng thời gian làm việc. Bất ngờ thay, Kottmann yêu thích sách. Hắn đặc biệt thích bộ sách huyền bí nổi tiếng “Dorn in the Darkness” của Krone Books. Hắn thường nói với đồng nghiệp trẻ tuổi của hắn rằng một ngày hắn sẽ “nhận được một nhiệm vụ và sẽ được ban phát tà pháp, giống như Dorn.”

Khi so sánh tình tiết ở trong Dorn in the Darkness và tội ác mà hắn đã gây ra thì có một vài chi tiết giống nhau. Nhân vật chính ở trong truyện, Dorn, đã bán linh hồn của mình cho mụ phù thuỷ ác độc và đổi được tà phép để huỷ diệt cái xấu ở trong xã hội bằng cách dùng đủ thể loại tà môn( trong một số cuốn sách, rìu được sử dụng như là một phương pháp triệt tiêu sự tàn độc) Nhưng sau khi hắn giết từng tên bất lương, những linh hồn xấu xa đó sẽ ám lên người hắn, đưa đẩy hắn vào con đường tội lỗi. Trong câu chuyện đầu tiên, hắn bị thúc giục đi cướp đồ và nhìn trộm phụ nữ thay quần áo.. nhưng Dorn không bị lung lay bởi sự ham muốn đó. Đó là khi hắn sắp chinh phục được sự thúc giục đó thì hắn thấy một quyển sách thiếu nhi.

Những quyển sách thiếu nhi là một phần rất

quan trọng của bộ sách này. Khi Dorn đọc quyển sách thiếu nhi, lương tâm của hắn trỗi dậy. Khi hắn đọc quyển sách thiếu nhi được viết bởi một tác giả xấu xa, ý định của hắn nghiêng về hướng xấu. Càng đi sâu vào bộ sách, Dorn chuyển mình từ một tên tội phạm dâm dục, bạo lực và hay trộm cắp, thậm chí còn thực hiện hành vi tự sát vì cảm thấy xấu hổ về những gì hắn gây ra, cho đến khi quyển sách thiếu nhi gột rửa hoàn toàn tâm trí hắn và trở thành một người anh hùng. Ngoài những chi tiết về thiện ác, bộ truyện Dorn còn ám chỉ cho những chi tiết dục vọng và bạo lực. Trong khi Dorn thường đánh bại đối thủ ác độc bằng ma thuật thì ở bản phim chuyển thể, những cặp đôi phịch nhau ở trên xe vào mỗi tối luôn nhận án tử. Cảnh giết người ở trong phim thường liên quan tới việc chặt các bộ phận ở trên cơ thể như chặt thịt gà để làm đám giỗ.

Tác giả của bộ truyện dễ hiểu nhưng chứa đựng một nhân vật phức tạp này, Fritz Weindler, chắc chắn đã phô bày cả sự hứng thú xen lẫn ghê tởm với khái niệm phịch miễn phí. Triết lý của bộ truyện đã ảnh hưởng tới những vụ án mạng bằng rìu của hắn. Khi một người đọc Dorn in the Darkness, điều đó trở nên rõ ràng rằng dù không đạt tới trình độ văn học phổ thông, nó có sự thuyết phục đầy mạnh mẽ và bí ẩn để giải thích cho sự giết chóc ở trong câu chuyện.

Weindler bất ngờ qua đời vào năm 1992( có người nói rằng là do ông tự sát). Bộ truyện kết thúc đột ngột khi mới sang cuốn thứ 5. Ở trong cuốn sách thứ 5, Dorn đã gần tới cổng địa ngục, toàn thân bị nhiễm mai thuý. Phép thuật của hắn càng suy giảm thì đối thủ của hắn càng mạnh hơn. Nếu xuất hiện thêm một ảo thuật gia thần bí ở trong bộ truyện thì Dorn chắc chắn sẽ theo phe ác. Sự tiến triển này hứa hẹn nhà ảo thuật sẽ là người đồng hành thường xuyên với Dorn ở những cuốn sách tiếp theo.

Đó là vào thời điểm Kottmann thôi việc mà không có bất cứ lời giải thích nào, và hắn đã thực hiện vụ tấn công đầu tiên của hắn vào vài tháng sau. Dường như hắn đang cố gắng trở thành Dorn, để tái hiện lại câu chuyện và kết thúc nó… Hắn bắt gặp một cặp đôi đang phịch nhau ở công viên và cảnh cáo họ. Sau khi dính vào cuộc cãi lộn, hắn lao vào đấm người đàn ông đến bất tỉnh và đánh đập người phụ nữ( nhưng không hấp diêm cô ấy ) gần như tổn thương vùng đầu.

Chỉ sau hai năm ở trong tù (do thiếu bằng chứng để nâng mức án của hắn), Kottmann rời Klosterneuberg và tới Vienna. Hắn làm nhân viên bán thời gian ở một siêu thị trong ngày, và tận hưởng sự ly kỳ của việc đi săn lùng các cặp đôi phịch nhau say đắm vào buổi tối. Vụ giết người bằng rìu đầu tiên của hắn là với Rudolf Gross ở trong xe ô tô cùng bạn gái Ana Dohrman, người hắn hấp diêm và đánh đập đến chết. Dù vậy, sau vài tháng, cảnh sát chưa thể tìm được bằng chứng buộc tội hắn và họ không bao giờ điều tra Kottmann (Cảnh sát thành phố Vienna đã thu hẹp phạm trù tìm kiếm xuống tên giết người bằng rìu có tội dâm dục, nhưng vì vụ án đầu đời của hắn ở Klosterneuberg được phân loại là một vụ đánh đập, hắn chưa từng được đưa vào diện tình nghi)

Vụ án này là lần đầu Kottmann giết người, và gieo giắc sự kinh hãi quanh nước Áo trong 5 năm hắn giết người. Trong khi hắn không được coi là xuất chúng, hắn thường xuyên thoát được sự truy tìm của cảnh sát bằng cách bất tuân những quy tắc của những kẻ giết người hàng loạt và không để lại bất kì bằng chứng nào từ những nạn nhân xấu số. Đây đương nhiên là không có ý nói rằng cảnh sát đã lơ là trong công cuộc tìm kiếm tên sát nhân này.

Vào tháng 10 năm 1999, hắn đã phạm một sai lầm nghiêm trọng. Khi tấn công một cặp đôi ở rạp chiếu phim cho xe ô tô, hắn không để ý tới sự xuất hiện của con chó ở trong xe của họ. Bị cắn sâu vào vùng đùi, Kottmann chạy về phía xe của hắn để tẩu thoát nhưng ông trời có mắt khi để hắn chạy vào cảnh sát đang trực tuần ở đó. Hắn cố hất cẳng cảnh sát đi bằng cách đi vào Mayerling, nhưng đó chỉ là vấn đề thời gian cho đến khi hắn bị bắt.Nhưng tất cả những gì cảnh sát tìm thấy là xe tải của hắn bị bỏ lại sau khi Kottmann đi nhờ xe của người khác ở Schneebergbahn. Kottmann không hoạt động trong hơn một năm, trước khi tái xuất ở vụ tàn sát bệnh viện Salzburg…

Cảnh sát đã nhanh chóng chỉ ra sự may mắn của Koffmann. Thật sự rất khó để giải thích tại sao hắn có thể tránh khỏi sự truy tìm của chính quyền. Một người đàn ông cao trên 2m và nặng 100kg không thể dùng phương tiện công cộng và không ai để ý đến hắn ở vùng lân cận. Càng bí ẩn hơn là dù lực lượng cảnh sát toàn nước Áo và cả nước Đức tiếp nhận hơn 30 000 báo cáo nhận dạng trùng khớp, không có báo cáo nào phù hợp với người đàn ông mà họ đang đi lục soát.

Kottmann đã lẩn trốn ở đâu? Hắn di chuyển bằng phương thức nào? Và hắn có thật sự khôn lỏi đến như thế?

Tôi có thể cảm nhận rằng hắn đang hợp tác với một tên đồng phạm. Nhưng cảnh sát chối bỏ giả thuyết ngay khi tôi nói suy nghĩ đó ra. Họ khẳng định rằng các tội danh của hắn chắc chắn được làm bởi một người. Kottmann hạ sát những nạn nhân đó một mình—đó là một điều không thể chối cãi. Vậy còn đối tác thì sao?

Thám tử điều tra vụ án này cười lớn và hỏi tôi, “Vậy hắn bị chó cắn và cuối cùng bị chó đuổi vào đêm hôm đó cho tới khi có ai đó hỗ trợ hắn à?”

Đúng vậy, giả thuyết tôi đưa ra giống như kết truyện của cuốn thứ 5 trong bộ Dorn in the Darkness….. Một Dorn vụn vỡ và đả bại đã được cứu rỗi bởi một nhà ảo thuật….

Giờ tôi muốn được tìm hiểu về hai sự kiện đã xảy ra ở cùng một địa điểm khoảng một tuần trước vụ thảm sát ở bệnh viện St Ursula.

Sự kiện đầu tiên diễn ra vào buổi tối ngày mùng 7 tháng 11 cũng ở bệnh viện St Ursula—một tuần trước vụ thảm sát. Khoảng 2h sáng, một người đàn ông tới khu cấp cứu của bệnh viện. Khi anh ta cởi bỏ áo khoác, anh ấy chỉ mặc một chiếc áo trắng có vết máu ở trên cánh tay. Anh ta là một người bán hàng đang trên đường tới Innsbrusk, và khẩu súng anh ta mang theo phòng thân ở trên xe bất ngờ rơi xuống và bắn trúng cánh tay của ông ấy. Viên đạn đã xuyên qua da, và anh ta muốn vết thương ngừng chảy máu.

Tiếp tân trực vào ngày hôm đó là Hannah Ruplechter; bác sĩ trực ca Ernst Lerner. Y tá thế chỗ cho y tá chính (cô ấy đang đi du lịch vào thời điểm đó), là Rosemarie Berg—trừ thực tập sinh Paul Hosch, họ đã từng xuất hiện một tuần trước thảm án. Lerner và Berg chụp X quang cánh tay của người đàn ông, không có dấu vết của viên đạn ở trên cơ thể, và sau khi xác nhận không có tổn thương từ các động mạch thì họ băng bó vết thương. Quá trình băng bó vết thương mất khoảng 30 phút. Bác sĩ Lerner thì thầm vào tai cô y tá Ruplechter rằng nên báo cảnh sát, đề phòng người đàn ông đó là tội phạm đang được truy nã.

Nhưng vào thời điểm cảnh sát tới, người đàn ông đó đã trốn thoát khỏi phòng chờ. Cảnh sát đưa ra thông báo từ mọi ngõ ngách nhưng không có báo cáo nào về vụ án liên quan đến súng, và phương tiện của người đàn ông không bao giờ được tìm thấy ở các trạm xe lửa đi tới Innsbruck.

Vụ án thứ hai tôi muốn nói tới xảy ra vào hai ngày trước vụ thảm sát, ở khu vực yên ắng nhất của Nonnberg, Gilmgasse. Một cư dân của đường thứ 3, Eugen Molke, một ông lão 70 tuổi, đã chết khi bị bắn xuyên qua thái dương. Xác của cụ được tìm thấy bởi luật sư bảo vệ quyền trợ cấp cao niên của cụ, lúc này đang tới thăm cụ. Sau khi khám nghiệm tử thi, các nhân viên y tế kết luận rằng Molke đã tự sát vào khoảng 10 giờ tối ngày 6 tháng 11, với viên đạn còn lại ở trên khẩu súng phòng thân của ông. Ý kiến này, cộng thêm với lá thư di chúc cụ để lại được tìm thấy ở phía góc giá sách của cụ và với việc cụ đang mắc bệnh tim, dẫn tới việc cảnh sát phải kết luận về cái chết của cụ là tự sát.

Vào thời điểm mà hai sự kiện trên diễn ra, không ai có thể lường trước được việc họ bị liên luỵ đến thế nào….

Sau đó, khi cảnh sát Salzburg tới thăm gia đình của cụ Molke, họ phát hiện ra một sự thật đầy bất ngờ—rằng, ông ấy không có bất kì thông tin nào. Eugen Molke chuyển đến Gilmgasse, Nonnburg từ 10 năm trước. Theo như một người hàng xóm, “Khi vợ ông ấy chết, ông ấy rời căn hộ gần Lokalbahn mà ông ấy đã sống trong nhiều năm và chuyển tới đây. Ông ấy từng là một giáo viên dạy toán.” Nhưng ở trong khu vực hắn đã sinh sống, không ai nhớ tới ông già tên Molke này, và tên ông ta không được lưu ở trong tài liệu nào. Ngoài ra, số tiền trong tài khoản ngân hàng của ông ấy quá cao cho một giáo viên dạy toán đã nghỉ hưu. Thêm vào đó, sau khi điều tra hợp đồng bảo hiểm xã hội và hộ chiếu, cảnh sát tìm ra Eugen Molke là người đã chết 70 năm trước lúc 6 tháng tuổi và đã được đắp mộ ở Landeck kể từ lúc đó.

Khi kết quả giám định phát hiện những vết sẹo ở mũi và má được tạo ra trong quá trình phẫu thuật thẩm mĩ, cảnh sát bắt đầu tìm kiếm thông tin chi tiết về ông ấy. Sau khi cảnh sát lấy được dấu vân tay của ông ấy và không tìm được kết quả trong dữ liệu của Áo, họ đánh tiếng nhờ Interpol câu dẫn trợ giúp từ các nước khác.

Cuối cùng họ cũng tìm được người phù hợp với dấu vân tay đấy , đó là Jaroslav Čarek— cựu cố vấn công ty thương mại quốc tế trực thuộc chính phủ Tiệp Khắc, Omnipol.

Tôi nghĩ rằng không cần thiết phải giới thiệu cho bạn về Omnipol. Cứ cho là Omnipol là công ty đứng đầu danh sách truy nã của Anh và Mỹ sau sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu.

Vụ đánh bom máy bay của hãng Pan America ở Lockerbie, Scotland vào ngày 21 tháng 12 năm 1986 (ghi chú thông dịch: năm xảy ra vụ án này là năm 1988; không rõ nó là sự nhầm lẫn của tác giả hay phương tiện truyền thông quốc tế) đã cướp đi sinh mạng hơn 250 người được đánh bom bởi đạo quân hồi giáo của Palestine dùng bom nhựa Semtex giành được từ Lybia. Nhưng những quả bom này ban đầu được sản xuất và xuất khẩu sang Lybia bởi không ai khác ngoài công ty Omnipo này. Mỹ và Anh nghi ngờ Omnipol đang là nguồn cung cấp vũ khí cho phe khủng bố Trung Đông cũng như là nơi tập huấn khủng bố và phái người đi ra mặt trận.

12 năm sau, vào năm 1989, Tiệp Khắc trở thành một đất nước dân chủ sau cuộc Cách Mạng Nhung (giải thích: Cách Mạng Nhung là một cuộc cách mạng không bạo động tại Tiệp Khắc diễn ra từ ngày 17 tháng 11 năm 1989 cho tới ngày 29 tháng 12 năm 1989 dẫn đến sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Tiệp Khắc kéo dài trong 41 năm). Đó là sự vinh quang của những nhà hoạt động ngầm đã tiếp tục đấu tranh trong 30 năm kể từ Mùa Xuân Praha (giải thích: Mùa Xuân Praha là một giai đoạn tự do hoá nền chính trị của Tiệp Khắc trong sự ảnh hưởng của Liên Xô sau thế chiến thứ 2 bắt đầu từ ngày 5 tháng 1 năm 1968, khi nhà cải cách người Slovakia Alexander Dubček lên nắm quyền lực cho tới ngày 21 tháng 8 khi Liên Xô và các thành viên trong khối hiệp ước Warszawa đồng minh tấn công Tiệp Khắc để ngăn cản các cuộc cải cách của Dubček.), nhưng thật khó để miêu tả hoàn chỉnh sự đàn áp của chế độ cộng sản trong những thập kỉ đó.

Chính phủ Tiệp Khắc cùng với chính phủ Xô Viết và chính phủ Đông Đức đã lên kế hoạch loại bỏ chủ nghĩa tự do ở trong nội bộ. Một trong những nhân vật quan trọng góp phần trong kế hoạch đó là Čarek, người đã ra khỏi đất nước sau sự sụp đổ của chính quyền.

Theo như tài liệu của cảnh sát Czech, trước khi Čarek được phong làm cố vấn cho Omnipol, hắn từng là đại uý ở trong lực lượng cảnh sát mật, và chịu trách nhiệm cho nhiều khu tập huấn khủng bố bí mật được đặt ở Tiệp Khắc. Vào năm 1990, sau cuộc biểu tình tự do đầu tiên trong lịch sử, đảng Dân Sự đã ban sắc lệnh bắt giữ hắn, nhưng hắn đã trốn thoát ra khỏi Tiệp Khắc. Mỹ và Anh tiếp tục truy tìm dấu tích của Čarek sau sự chia cắt của Cộng Hoà Czech và Cộng Hoà Slovakia, nhưng hắn chưa bao giờ được tìm thấy.

Cảnh sát Salzburg kinh sợ trước sự khét tiếng của người đàn ông bí ẩn này và gia hạn những cuộc điều tra của họ trong sự hăng hái cao độ. Sau cuộc giám định lại đầy kĩ càng, dấu vết của băng dính được phát hiện ở chung quanh miệng và phía sau bàn tay của hắn. Phòng khách nơi Čarek tử vong được lau chùi cẩn thận, và bức tường cho thấy dấu vết một viên đạn đã được che phủ cẩn thận, mặc dù viên đạn đã được đưa đi khám nghiệm.

Cảnh sát thừa nhận về sai lầm của họ và phân loại lại vụ án này là một vụ giết người. Sau đó họ đưa ra giả thuyết có thể xảy ra này.

Vào 8 giờ tối ngày 6 tháng 11 năm 2000, một người tiến vào nhà ông Molke (Čarek). Hắn đe doạ ông với một khẩu súng, và ép ông phải viết bản di chúc. Cảm nhận được nguy hiểm kề cận, Čarek đã dùng khẩu Beretta M21A bắn vào tên đó. Kẻ xâm lấn đã dính chấn thương nhẹ. Dù vậy, hắn đã nhốt Čarek ở trong phòng khách.Hắn dùng băng keo để cố định tay của Čarek, giữ khẩu súng và nhắm bắn vào đầu ông. Giờ tất cả những gì hắn cần làm là bóp còi, và đảm bảo rằng Čarek đã chết, bỏ tấm băng và xoá dấu vết từ bên thứ ba ở trong căn phòng. Chúng ta không biết người tấn công đó là ai, nhưng chắc chắn hắn là một sát thủ chuyên nghiệp.

Cảnh sát Salzburg đã đặt trọng tâm lên người đàn ông xuất hiện ở bệnh viện St Ursula vào 2 giờ sáng một ngày sau vụ án Čarek. Giờ đã là hai tuần kể từ vụ án đó —nhưng chỉ có 3 người nhận dạng được người đàn ông đã bị giết bởi chiếc rìu.

Cảnh sát tin rằng có sự liên kết giữa vụ án Čarek và người đàn ông với vết thương từ viên đạn đã xuất hiện ở bệnh viện, nhưng họ không thể nhận ra sự liên kết giữa người đàn ông này và Kottmann. Thực tế là cả 3 nhân chứng đều bị giết là một sự tình cờ ngẫu nhiên. Cách lý giải của họ như sau: người đàn ông đã giết Čarek là một tên khủng bố được đào tạo bài bản, và những loại người như thế không bao giờ có liên kết với sát nhân hàng loạt. Kottmann là kiểu người hành động bằng sự bột phát cá nhân, và không phải là kiểu người sẽ đi giết người nhờ yêu cầu của người khác và tự tử ngay sau đó, để kết thúc vụ án—điều đó hoàn toàn có lý.

Nhưng họ không có câu trả lời cho lời trăng trối của Kottmann: “Một, hai, ba,…. Sứ mệnh của tao đã được hoàn thành.”

Giả thuyết riêng của tôi được diễn ra như thế này.

Người đàn ông đã vào bệnh viện với cánh tay bị thương là người đã giết Čarek. Hắn hy vọng rằng nhân viên bệnh viện sẽ không báo cáo về sự có mặt của hắn cho cảnh sát, nhưng hắn đã có phương án dự phòng trong trường hợp họ báo với cảnh sát. Nhưng vì phương thức Čarek đã làm để bảo vệ danh tính của bản thân là không chắc chắn, cảnh sát dễ dàng nhìn ra sự che lấp bằng chứng của hắn. Giờ hắn phải chuyển sang phương án kia. Nó có sự liên quan tới Kottmann, kẻ sát nhân bằng rìu. Bằng một lý do nào đó, hắn biết đến Kottmann, và đóng vai ảo thuật gia bí ẩn. Hắn giải cứu Kottmann khi bị chó nghiệp vụ cắn, và giữ hắn im lặng trong cả năm. Kottmann tưởng tượng bản thân như nhân vật Dorn trong bộ truyện kia, và chìm xuống khỏi sự truy lùng của cảnh sát. Khi người đàn ông đó ra lệnh giết 3 nhân chứng kia, hắn vui vẻ nhận nhiệm vụ.... Điều đó giải thích tại sao thực tập sinh, Hosch, không bị giết.

Bức phác hoạ tôi đang vẽ nói về một tên sát nhân đang săn lùng một tên sát nhân khác, chiếm được lòng tin của hắn, và kiểm soát hắn. Sau đó hắn dùng tên sát nhân này để thực hiện nhiều hành vi giết người hơn, trước khi ép hắn tự tử.

Sự kết hợp của một sát thủ chuyên nghiệp và một sát thủ hàng loạt.... khi cảnh sát nói rằng đó là sự kết hợp không chắc chắn nhất. Bản thân tôi có thể bỏ lỡ chi tiết này, ngay từ lúc ban đầu.

Vậy chăng có tiền lệ liên quan đến lịch sử ở trường hợp này?

Có thể.

Vụ án đã làm chao đảo nước Đức vào năm 1998..

Khi những độc giả thông minh xán lạn của tôi đã lường được trước, cuốn sách này là nỗ lực của tôi để kiểm chứng lại những sự kiện đó ở Đức, và để làm sáng tỏ một vài khía cạnh chưa được làm rõ. Và cùng thời điểm đó vạch trần sự xuất hiện của một con Quái Vật khác đang ẩn náu ở Áo, Đức, hoặc có thể là bất cứ nơi nào ở Châu Âu—một người mà dường như cũng nhận được sự giáo dục tương tự như Quái Vật người Đức.

Tôi sẽ thú nhận ngay bây giờ là vụ án ở Đức vẫn chưa được làm rõ, giống như cách vụ án ở Áo tiếp tục là ẩn số.

....có thể những vụ án đó vẫn đang được diễn ra tới ngày hôm nay.

Truyện Chữ Hay