*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Chương có nội dung bằng hình ảnh
Chaconne.
"Hắt xì ——"
Bạch Lãng liều mạng che mũi, nhỏ giọng hắt xì một cái.
Giấc mơ quá đẹp, hiện thực lại quá mong manh. Đêm qua cậu ngủ quên còn không kịp đắp chăn, sáng nay tỉnh dậy, không hề bất ngờ là bị cảm.
Cậu rút khăn giấy che mũi, xấu hổ nhỏ giọng nói xin lỗi, nhận được những nụ cười ân cần của những người xung quanh.
Người kéo đàn viola số 1 chờ ở bên cạnh nhàm chán nên bước tới nói chuyện với cậu: "Nhiệt độ ngày đêm ở Vienna chênh lệch quá lớn phải không? Lúc đầu tôi cũng không quen."
Bạch Lãng không biết nên nói gì, chỉ đành phải gật đầu đồng ý: "Đúng vậy."
Người kéo viola dường như cũng không phải thật sự muốn nói chuyện với cậu, chỉ là có đến hai ba trăm người đợi chẳng vui vẻ gì, bắt đầu tự nói với chính mình: "Nghe nói cậu tốt nghiệp ở học viện Juilliard hả? Tốt ghê...... Hồi đó tôi cũng muốn thi vào Juilliard, nghệ sĩ kéo đàn viola không nhiều lắm, ở Juilliard có vài người...... À, tôi thật sự muốn gặp ông Tertis...... Thật đáng tiếc, chương trình tuyển sinh của Juilliard quá quá đáng, tôi nghi ngờ Juilliard mấy người đang kỳ thị những người chơi đàn viola."
Bạch Lãng: "......"
Sau lưng Bạch Lãng, người kéo đàn thứ tư đặt cây vĩ trong tay xuống, cười nói: "Tiết mục không có solo thì có tính là kỳ thị viola không?"
Người kéo đàn viola: "Không cho phép độc tấu không phải là phân biệt đối xử sao? Mấy người đàn cello cao quý sao có thể hiểu được nỗi đau cũng những người ở dưới đáy chuỗi thức ăn như chúng tôi."
Đang nói, Kỳ Tư Niên bước vào từ bên ngoài, vừa đi vừa cùng mấy người điều hành đoàn E đang thảo luận điều gì đó.
Hôm nay anh mặc một bộ vest màu đen, khiến dáng người cao lớn hơn, thu hút mọi sự chú ý giống như một chiếc đèn pha di động, tiếng trò chuyện xung quanh hiển nhiên dừng lại một lúc, mới bắt đầu thưa thớt trở lại.
Người kéo đàn viola thở dài, tiếp tục lải nhải: "Haizzz...... Làm nghệ sĩ violin đúng là tốt hơn, hồi nhỏ tôi cũng kéo đàn violin, nhưng không biết sao lại chuyển sang đàn viola. Viola của chúng tôi không có nhân quyền......"
Bạch Lãng tò mò: "Sao vậy, Vienna cũng khinh thường viola sao?"
Người kéo đàn viola ngẩng đầu nhìn cậu ánh mắt sắc bén: "Cậu đó, tôi biết mà, Bắc Mỹ quả nhiên khinh thường viola có đúng không?"
Bạch Lãng: "......"
"Bai (1), cậu đừng có nghe cậu ta nói lung tung." Người kéo đàn thứ tư cười nói, "Tôi thề, trên thế giới không có ai yêu viola hơn cậu ta đâu. Cậu ta chỉ nói ngoài miệng như thế thôi."
(*): Bai là Bạch, họ của anh thụ.
Bạch Lãng cũng cười, ánh mắt tự nhiên nhìn theo Kỳ Tư Niên, thấy anh cùng người hoạt động[1] nói gì đó, rồi lại về vị trí concertmaster của mình.
Vị trí của cây violin đầu tiên là đối diện với phần cello, cách một cái bục, cả hai ngồi không gần cũng không xa nhau.
Không biết có phải là ảo giác của cậu hay không, Bạch Lãng cảm thấy Kỳ Tư Niên có nhìn mình một cái, trong ánh mắt anh có ý cười.
Nhưng anh đã nhanh chóng cúi đầu xem bản nhạc phổ violin, góc nghiêng dưới ánh đèn hiện lên những đường nét sắc như được dao khắc.
Ghế của nhạc trưởng vẫn trống.
Burnstein nổi tiếng để mọi người chờ đợi là có lý, dù sao bọn họ đều nói thà sắp xếp Mahler với ông một lần còn hơn là ở nhà suy nghĩ nửa năm.
Nhưng, người hoạt động nhanh chóng đi ra, rồi lại đi vào, mang đến một thông tin không mấy tốt đẹp:
Ông Burnstein đi du lịch nhiều ngày đột nhiên đổ bệnh và hiện phải nhập viện để nghỉ ngơi. Các buổi diễn tập theo lịch trình ban đầu dành cho Mahler V có lẽ sẽ phải đợi cho đến khi ông khỏi bệnh. Bây giờ tôi mong rằng các vị thủ trưởng có thể tự tổ chức bộ âm của mình, luyện tập nhạc phổ trước, thuần thục kỹ thuật.
Trong lòng Bạch Lãng lúc này chỉ có một ý nghĩ: Mahler, kẻ thù của đời tôi!
Người kéo đàn viola và người kéo đàn thứ tư bên cạnh của thở dài, Viola lại rũ đầu, than thở: "Kỹ thuật? Đàn viola của chúng tôi lấy đâu ra kỹ thuật, đến cả kéo vĩ còn không cần học, dù sao thì viola không có thầy dạy, tất cả đều dùng để đệm âm cho violin và cello."
Bạch Lãng không nhịn được bật cười: "Khoa trương như vậy cơ à?"
Người kéo đàn viola: "Cậu chưa từng nghe tới điều đó à?"
Bạch Lãng: "Nghe tới cái gì cơ?"
Người chơi đàn viola nói: "Làm thế nào để đàn viola phát ra tiếng giống đàn violin? —— chỉ cần ngồi ở phía sau im lặng, sau đó chỉ cần kéo một vài nốt trầm lạc điệu là được."
Bạch Lãng: "...... Ai nói vậy? Quá đáng quá."
Ánh mắt của hắn nhìn ra đằng sau, hừ lạnh một tiếng: "Cậu ta."
"Ôi Alex của tôi, sao cậu vẫn nhớ cái này vậy." Người kéo đàn thứ tư cất đàn vào hộp, ôm vai hắn nói, "Đó là tôi say rượu nên lỡ mồm, tôi đã trịnh trọng nói xin lỗi với cậu rồi. Đi thôi nào, nếu đã được cho một kì nghỉ, không bằng đến nhà tôi uống mấy ly."
Viola bị hắn kéo về phía trước, miệng vẫn còn lải nhải: "Đừng gọi tôi là Alex, sau này phải gọi tôi là Tom—— bởi vì mấy người chơi đàn viola toàn thế giới đều tên là Tom."
"......"
Người chơi đàn thứ tư mặc kệ hắn tự cao, quay đầu lại hướng về phía Bạch Lãng cười: "Haha, Bai, có muốn đến nhà tôi không?"
Bạch Lãng sửng sốt, cười lắc đầu: "Tôi muốn ra ngoài đi dạo, chúc hai người vui vẻ."
*
Bạch Lãng mới đến, trên danh nghĩa là nghệ sĩ cello chính, nhưng lại không quen biết các nghệ sĩ cello trong đoàn. Hầu hết các nhạc sĩ đều có sự hiểu biết riêng về nhạc cụ và cậu không có ý định ra lệnh.
Trưởng bộ phận nhạc cụ khác đều có cùng suy nghĩ với cậu, chỉ trong vòng một giờ, từ hai đến ba trăm người đều đã rời đi.
Bạch Lãng ôm đàn ngồi xuống, ngơ ngác nhìn nhạc phổ một lúc lâu. Mãi cho tới khi mọi người rời đi hết chỉ còn lại mình cậu, cậu mới bôi nhựa thông lên cây vĩ cầm, bắt đầu nghiêm túc kéo dây.
Cậu chơi vài nốt đôi trên dây đàn mở, đặt tay trái vào vị trí đầu tiên của dây D, tay phải đặt cây vĩ vào giữa cây đàn cello, hít một hơi thật sâu, ngay sau đó, bài tang lễ kỳ lạ và tàn nhẫn của Mahler đột nhiên vang vọng khắp hội trường như một ngọn núi chực chờ đổ sụp xuống.
Mahler, một người yêu thích âm thanh đã đánh dấu chỗ này là fffff (?) như thường lệ, Bạch Lãng đổ mồ hôi đầm đìa, cây vĩ tung bay, dây cung gầm lên như một cơn bão dữ dội.
Rất nhanh, đoạn fugue[2] xuất hiện, Bạch Lãng cau mày, lực tay buông lỏng, giai điệu lập tức chạy xa hàng ngàn dặm.
Cậu sững sờ, không nén được tiếng thở dài, tiếng đàn chuyển đi, một giai điệu quen thuộc gần như tự động bật ra từ trong xương tủy.
—— Bach, 《 Chaconne 》.
Cello là nhạc cụ gần gũi nhất với giọng nói con người.
Tiếng đàn của Bạch Lãng bao la và êm đềm, giống như những đợt sóng biển sâu uốn thành những đường nét đẹp đẽ, mượt mà, từ từ đẩy từng đợt sóng từ chân trời xa xăm. Cậu tập trung nhưng thả lỏng, tay trái rung nhẹ, tay phải nhẹ nhàng kéo vĩ, diễn giải Bach nghiêm khắc và trật tự thành Liszt lãng mạn và nồng nàn.
Không đủ...... âm thanh hoàn toàn không đủ. Bạch Lãng lơ đãng nghĩ.
Cậu chuyển ngón tay, dây A tạo ra những bội âm cao vút tuyệt đẹp, nhảy lên dồn dập như những đợt sóng đập về trước, nhưng vẫn không thể vượt qua được những âm tiết trì trệ.
Đúng lúc này, âm thanh trong trẻo và vang dội của đàn violin tiến vào thay đổi giai điệu thành vừa phải, biến tấu tám nhịp ngay lập tức phá vỡ sự buồn tẻ, giống như một con hải âu đuổi theo cơn sóng, một tiếng rít, bay về phía nước và bầu trời giao nhau.
Bạch Lãng chỉ tạm dừng giây, âm sắc của đàn cello nối liền ngay sau đó, hai giai điệu vướng vào nhau, đối lập nhau, những hòa âm chưa từng được nghe trước đây lan tỏa một cách hài hòa vô song, hầu như không cần bất kỳ sự chêm xen nào, mọi nốt nhạc va chạm vào nhau để tạo ra một hiệu ứng tinh tế, nó giống như được thiết kế riêng cho hai người, từ phím đến hợp âm, từ hơi thở đến biến tấu, và cuối cùng kết thúc bằng tiếng rung du dương của đàn cello.
Bạch Lãng thu vĩ cúi đầu, tay trái run nhè nhẹ, sự thỏa mãn do tiếng nhạc du dương nồng nàn mang lại khiến cậu hồi lâu không thể rời xa.
Cậu đã chơi một bản Chaconne gần như hoàn hảo mà không cần tập luyện!
Mà partner của cậu......
Bạch Lãng ngước mắt lên.
Kỳ Tư Niên đứng ở dưới sân khấu, trên tay cầm cây đàn violin, nhìn cậu với ánh mắt chăm chú.
"Bravo!" Một lát sau, anh cười vỗ tay, "Bạch Lãng, âm nhạc của cậu khiến người khác thật kinh diễm."
Bạch Lãng còn chưa hoàn toàn thoát ra khỏi cảm xúc do âm nhạc mang lại, cả người đều có chút ngờ nghệch.
Bản thân Kỳ Tư Niên là một nghệ sĩ biểu diễn, đương nhiên là anh hiểu được âm nhạc đã mang tới niềm vui khiến con người rung động từ sâu thẳm trong tâm hồn. Anh không làm phiền Bạch Lãng dư vị, chỉ là đi lên sân khấu, cúi đầu nhìn nhạc phổ trước mặt Bạch Lãng.
Đây là lần đầu tiên bọn họ gần nhau đến thế. Màn biểu diễn bất ngờ rõ ràng đã mang lại cảm giác chân thực cho khoảng cách giữa hai người.
"Thủ trưởng," không biết qua bao lâu, Bạch Lãng mới thu cây vĩ, cảm thấy có chút ngượng ngùng, li3m môi nói, "Sao anh vẫn chưa đi?"
"Tôi đang cùng người điều hành thỏa luận những gì nên làm tiếp theo." Kỳ Tư Niên chú ý đôi môi đỏ ướt át của cậu, khóe miệng hơi nhếch lên, "Thì nghe được tiếng người chơi đàn cello I mới vừa nhậm chức đang cố gắng tập luyện. Tiếc rằng Bruno không có cơ hội để nghe, nếu không anh ta hẳn sẽ vui lắm."
Bạch Lãng há miệng, bản năng muốn khiêm tốn, nhưng lời nói vừa tới bên miệng liền biến thành: "Thủ trưởng, Chaconne của anh thật sự rất tuyệt vời, em chưa bao giờ chơi được bản song tấu hay như vậy."
"Là Chaconne của chúng ta." Kỳ Tư Niên sửa lại, "Có rất ít nam sinh ở độ tuổi của cậu có thể diễn giải nhạc Bach một cách thấu đáo như vậy. Tôi thấy điều đó cũng rất tuyệt."
Kỳ Tư Niên đứng trước mặt Bạch Lãng, thân hình dưới sự hỗ trợ của bộ vest chỉnh tề trông cao gầy đ ĩnh bạt. Bạch Lãng hơi ngẩng đầu nhìn anh, nhận ra lông mi của anh nhỏ dài và dày, hiếm thấy ở người Châu Á, rũ xuống tạo thành bóng hình quạt, khi anh chăm chú nhìn một ai, đặc biệt là trong đôi mắt ngậm ý cười ấy sẽ có một cái cảm giác vô cùng thâm tình.
Bạch Lãng nắm chặt cây vĩ trong tay, tim đập bình bịch, nhẹ giọng "Dạ" một tiếng.
Kỳ Tư Niên nhìn nhạc phổ trong tay, nói: "Vậy tôi sẽ cân nhắc chuyển thể bản nhạc này thành nhạc thính phòng, song tấu cũng không tồi."
"Dạ...... Dạ gì cơ ạ?!" Bạch Lãng ngẩng đầu, "Anh muốn phối nhạc thính phòng[3]?"
Phải chăng điều này có nghĩa là......
Kỳ Tư Niên nhìn đôi mắt của cậu bỗng sáng bừng, đặt nhạc phổ xuống: "Đúng vậy. Nhưng Maestro Bai người say mê âm nhạc, có phải cậu nhiệt tình quá rồi không?"
Anh vỗ nhẹ vào cổ tay cậu, cong môi mỉm cười: "Đã muộn rồi, sao chúng ta không nói chuyện ở chỗ khác nhỉ?"
Tác giả có lời muốn nói:
Chú thích:
[1]Chaconne: Chaconne, chương thứ năm trong bản partita violin không nhạc đệm thứ hai của Bach. Bach đã giấu tên của mình và người vợ quá cố Barara trong giai điệu Chaconne, và phải mất hàng trăm năm chúng mới được giải mã. Nếu quan tâm, bạn có thể nghe bản của Heifetz hoặc Milstein.
[2] Viola (vĩ cầm trầm hay đề cầm) là một loại đàn thuộc cùng họ với vĩ cầm. Về kích thước, Viola nằm giữa Violin và Cello; theo cách nói đơn giản, nó là Violin được phóng to hơn một chút để tạo nên một số nốt trầm hơn mà Violin không thể có.
Sự "phân biệt đối xử" đối với đàn viola trong bài viết là ám chỉ trực tiếp đến chuỗi thái độ coi thường của âm nhạc cổ điển ngoài đời thực, còn rất nhiều meme nữa nhưng quá thừa thãi để liệt kê ở đây.
Do âm sắc và quãng giọng của nó, viola thường đóng vai trò đệm hỗn hợp trong phần dây và âm thanh của nó rất khó nghe về tổng thể. Tuy nhiên, nó đóng vai trò liên kết giữa violin và cello, và là một nhạc cụ không thể thiếu trong bản giao hưởng.
Những người chơi đàn viola đã từ bỏ cơ hội có được sự chú ý, nguyện ý trở thành nền tảng của một bản giao hưởng rực rỡ, tất cả chúng ta đều phải cảm ơn đàn viola!
Chú thích của editor:
[1]Hoạt động là một nghệ thuật trải rộng trên nhiều lĩnh vực, ngành học và đòi hỏi sự hiểu biết về các khía cạnh kiến thức khác nhau. Hoạt động tốt đòi hỏi phải lập kế hoạch chiến lược cho mọi khía cạnh của sản phẩm và đòi hỏi khả năng toàn diện cao. Các vị trị hoạt động được chia nhỏ hơn thành: viết , bài đăng trên blog, bài viết WeChat, viết sự kiện, thông cáo báo chí, viết bài mềm, tạo bách khoa toàn thư, tiếp thị hỏi đáp, lập kế hoạch chương trình, lập kế hoạch sự kiện, tiếp thị, viết kịch bản, quay video và chỉnh sửa,vv
[2]Tẩu pháp (fugue) là tiến trình nhạc Phức điệu trong đó một chủ đề được trình bày lúc ban đầu bằng mối tương quan chủ âm/át âm, sau đó được khai triển bằng kỹ thuật Đối âm.
[3]Nhạc thính phòng (tiếng Anh: Chamber music), còn gọi là nhạc thính phòng, là một thể loại tác phẩm âm nhạc cổ điển được sáng tác cho một số nhạc cụ chơi trong nhà. Nhạc thính phòng là một nhóm gồm từ hai đến chín người, mỗi người chơi một phần, thường không có phần độc tấu. Từ "buồng" trong nhạc thính phòng có nghĩa là âm nhạc có thể được biểu diễn trong một căn phòng nhỏ hơn.
Âm sắc và cách phát âm của 4 dây đàn violin G, D, A và E
Đàn violin là nhạc cụ gần gũi nhất với giọng nói của con người, đặc điểm cơ bản của phát âm tốt là tròn trịa, vang, trong trẻo và đều âm. Để biểu diễn có sức hấp dẫn và cảm xúc nghệ thuật, bạn phải nắm vững sự thay đổi cường độ âm thanh – tức là sự thay đổi cường độ âm nhạc.
Bốn dây G, D, A, E của violin ( cả cello và viola cũng có 4 dây nhưng âm sắc của cả ha cái đều khách nhau, như trong truyện thường hay nhắc tới về việc âm sắc của violin cao còn cello trầm, viola sẽ là đứa cân bằng vừa vừa phải phải.)
🎻Dây G có đặc điểm là độ dày và âm sắc lạnh, tốt nhất là sử dụng sức mạnh của âm thanh và độ sâu để thể hiện các phong cách âm nhạc hạn chế. Ở dải trầm thì rất tối và nặng nề khiến người ta khó thở nhưng ở dải cao thì lại có phần trình diễn vui tươi hơn.
🎻Dây D là dây biểu cảm nhất nhưng độ tập trung, mật độ và màu sắc của âm thanh khó kiểm soát, nếu xảy ra một sai sót nhỏ trong quá trình sản xuất, âm thanh dễ bị mờ. So với dây G, dây này mang đến cho người ta một bầu không khí tĩnh lặng, thanh bình, mang hơi hướng tôn giáo, nói rõ hơn thì dường như linh hồn của cây đàn piano đang trú ngụ ở đây.
🎻Dây A có lực mềm, âm thanh tươi sáng, sống động, âm trầm mạnh hơn và âm bổng trở nên yếu hơn, mềm hơn ở âm cao. Nếu động tác đòi hỏi âm sắc nhẹ nhàng và biểu cảm hơn thì chơi dây A sẽ cho kết quả tốt hơn so với chơi dây E.
🎻Dây E có sự biểu hiện phong phú hơn ở dải trầm (vị trí thấp hơn), có thể cảm nhận được đặc biệt khi chơi với các nhạc cụ có âm thanh rất tươi sáng, tinh tế và tinh tế ở dải độ rung được kiểm soát nhẹ nhàng, sự rõ ràng của âm thanh sẽ nổi bật hơn.