Có người nghiên cứu phát minh ra cơ quan, vậy thì tất nhiên có người nghiên cứu phương pháp giải mã cơ quan.
Muốn phá giải được loại cơ quan cứng rắn này để đi vào bên trong thông thường có hai kiểu phương pháp.
Mượn lực dựa vào vòng mũi bò và dùng sức người cưỡng chế.
Một sự kiện khá nổi tiếng đó là lúc trước khi Tôn Điện Anh trộm mộ Từ Hi gặp phải đá cơ qua đóng cửa, khi đó Tôn Điện Anh dùng phương pháp sức mạnh, dựa vào một người đàn ông lực lưỡng, phải dùng hơn năm mươi cân thuốc nổ quân dụng để nổ tung cửa lớn, nổ vỡ đá cơ quan, cuối cùng trộm đi nhiều món châu báu có giá trị trên trời như Dạ Minh Châu, Phỉ Thúy Bạch Thái, Cửu Long Bảo Kiếm....
Còn có một phương pháp khác, người trong nghề goi là phương pháp đan vòng mũi bò, điều này là Tôn lão tam sau này nói cho tôi biết.
Mọi người đã từng thấy mũi bò và vòng sắt dùng để dắt bò chưa?
Chỉ cần khoét rỗng ở giữa, để lại lỗ nhỏ ở hai bên là có thể buộc dây thừng.
Chính là làm như vậy.
Trước hết xem vị trí chính xác của đá cơ qua phía sau cửa, bên ngoài dùng búa đục bề mặt tường thành hình mũi bò, như vậy qua khe hở trên cửa có thể nhìn thấy viên đá đang chặn ngược ở bên trong.
Sau đó cần dùng đến một loại công cụ tự chế gọi là bán nguyệt long trảo, Bắc Phái gọi là bán nguyệt long trảo, Nam Phái gọi là quải tử châm.
Lúc trước đội khảo cổ quốc gia nghĩ hết các loại biện pháp (trừ thuốc nổ) cũng không có cách nào để di dời khối đá cơ quan đóng cửa nặng một tấn rưỡi ở phía sau cửa đá Định Lăng.
Cuối cùng bọn họ vẫn phải tham khảo sách và tài liệu cổ, cũng có người truyền lại rằng họ đã tìm tội phạm trộm mộ đang bị giam trong nhà tù nhờ họ giúp đỡ mới có thể mở được Định Lăng một cách hoàn hảo không bị hư hại gì.
Bán nguyệt long trảo và quải tử châm, lần đầu nghe tên có vẻ phức tạp, thực tế thì nguyên lý của chúng rất đơn giản.
Quải tử châm là một loại vũ khí kim loại mà một đoạn có cán dài, đoạn còn lại có hình dạng nửa vòng tròn.
Trước hết đưa quải tử châm thò vào qua khe hở cửa, sau đó đặt phần có hình vòng tròn lên đá cơ quan, lại dùng dây thừng xuyên quải tử châm qua bên trong rãnh mũi bò đã được đục xong, bằng cách này cuối cùng dùng lực từ bên ngoài kéo dây thừng hết sức về phía bên trái hoặc bên phải.
Đợi cho vị trí của đá cơ quan bên trong bị di chuyển, vậy thì đã phá giải được cơ quan phòng trộm mộ rồi, mọi người có thể đẩy cửa ra để tiến vào.
Đá cơ quan đóng cửa chỉ là một loại cơ quan phổ biến trong các loại cơ quan bên trong mộ thời cổ đại
Trăm ngàn năm nay, bắt đầu từ khi mọi người thờ phụng việc chôn cất dưới đất, trộm mộ và phản trộm mộ luôn luôn chưa từng ngừng hành động, kỹ năng của ai cao siêu hơn thì đó là người cười cuối cùng.
Hơn ba giờ sáng tối hôm đó, một hàng người chúng tôi vẫn là leo lên khỏi đạo động rời khỏi đây, sắc mặt của Vương thủ lĩnh trên mặt đất rất khó coi, là người đã làm việc trong nghề này nửa đời người, Vương thủ lĩnh vẫn có chừng mực trong một số vấn đề.
Đá phong cửa nặng hơn hai ba tấn, cho dù dùng quải tử châm buộc được dây thừng, chỉ dựa vào vài ba người chúng tôi cũng không thể mở được cánh cửa đó.
Vương thủ lĩnh thay đổi kế hoạch ban đầu, ông ấy kêu Tôn lão đại nhanh chóng liên hệ người mua, đổi bảy tám túi đồ đồng xanh kia thành tiền; đồng thời mặt khác, Vương thủ lĩnh liên hệ Nốt Ruồi, bảo đám người thủ hạ của cô ấy nhanh chóng nghĩ biện pháp lấp đạo động lại.
Không thể để lại dấu vết ở vị trí đó, chúng tôi phải nhanh chóng rút ra rời khỏi Thuận Đức đến nơi tránh sóng gió tạm thời.
Đồng thời Vương cai đầu còn nghiêm khắc dặn dò chúng tôi, bảo chúng tôi không được kể hay truyền chuyện tối nay ra ngoài tránh cho bản thân tự đưa đến tại họa ngồi tù.
Ba anh em họ Tôn từ nhỏ đã lớn lên cùng nhau, uống rượu cùng nhau, nay bỗng dưng lại thiếu mất một người.
Dưới sự thúc giục của thủ lĩnh, Tôn lão đại bắt đầu công việc bán gạo của mình một cách bất lực, nhanh chóng chuyển đống đồ đồng xanh kia thành tiền.
Không biết khi nào mới có thể bán hết chuyển thành tiền, những ngày chờ đợi đó trôi qua rất chậm rãi, Tôn lão tam mỗi ngày đều uống say mèm, mượn rượu tiêu sầu.
Tôi đã nhìn thấy, có lúc Tôn lão đại tay cầm chai rượu, nửa tỉnh nửa mê cứ lẩm bẩm.
“Thường ngày, lúc này là lúc mà nhị ca anh vui vẻ nhất, lớn giọng ồn ào nhất, vì sắp được chia tiền rồi.”
“Nhị ca, anh .....!anh rốt cuộc đang ở đâu.”
“Mau trở về chia tiền đi.”
_____________________________
Chuyên mục giải thích
1.
Kim Lũ Ngọc Y (Kim Lũ Ngọc Giáp, Kim Lũ Ngọc Hạp): bắt đầu có từ thời nhà Hán.
Theo quan niệm thời xưa ngọc có thể khiến cho thi thể không bị thối rữa hoặc trường sinh, do đó người xưa đã làm ra một bộ trang phục đặc biệt làm từ vàng và ngọc.
Các mảnh ngọc hình chữ nhật được nối lại với nhau bằng chỉ vàng, chỉ có vua chúa thời xưa mới được mặc.
2.
Tư Mẫu Mậu Đỉnh (Tư Mẫu Mậu Phương Đỉnh): là đồ đúc vào thời kì cuối của nhà Thương cách đây khoảng 3000 năm lịch sử.
do đế vương Văn Đinh (thời nhà Thương) cho thợ đúc để thờ cúng mẫu vương mẹ của mình.
Mặt trong của Đỉnh được khắc chữ Tư Mẫu Mậu, và theo giải thích của các nhà khảo cổ học thì chữ “Tư” mang ý nghĩa thờ cúng, chữ “Mẫu Mậu” là chỉ mẫu vương Văn Đinh.
Do đó Đỉnh được mang tên “Tư Mẫu Mậu”.
3.
Chuông nhạc của Tăng Hầu Ất: được khai quật trong lăng mộ vua nước chư hầu tên Tăng Hầu Ất, sống vào thế kỷ thứ V TCN.
Bộ chuông được tạo thành từ 65 chiếc chuông làm bằng đồng được treo trên 3 tầng giá gỗ.
Chiếc chuông nặng nhất khoảng 204kg và cao , tổng trọng lượng của dàn chuông này khoảng 5 tấn.
4.
Mã Đạp Phi Yến (Ngựa phi nước đại): là bức tượng đồng huyền thoại trong giới khảo cổ Trung Quốc, được coi là bảo vật quốc gia cấm đem ra nước ngoài triển lãm.
Pho tượng bằng có thân cao 34,5 cm, dài 45 cm, rộng 13 cm.
Con ngựa đồng giữ đầu ngẩng cao, thân thể chắc khỏe và bốn chân thon dài, nhanh nhẹn.
Ba chân của con ngựa ở trên không trong tư thế "chạy như bay", một chân đạp dưới đất lấy đà bay.
5.
Dạ Minh Châu: trước khi lấy ra được đặt trong miệng Từ Hi Thái Hậu, tương truyền có thể phát sáng trong đêm từ ngoài 100 bước.
6.
Phỉ Thúy Bạch Thái (Bắp Cải Phỉ Thúy): là tác phẩm điêu khắc ngọc ra đời vào thời Thanh (thế kỷ 18), có kích thước dài cm, rộng cm, dày cm, đại khái chỉ lớn cỡ lòng bàn tay của một người trưởng thành.
7.
Cửu Long Bảo Kiếm: được khai quật từ mộ Càn Long, kiếm dài 5 xích, chế tác phỏng theo hơi hướng của kiếm Mông Cổ nên có lưỡi cong sắc bén.
Vỏ kiếm được làm từ da cá mập, phía trên khảm đầy hồng ngọc, ngọc bích và kim cương.
Trên thân kiếm chạm khắc hình chín con thần long uốn lượn, tượng trưng cho hàm ý “cửu cửu quy nhất”.
Được coi là thanh kiếm của cõi âm, tương truyền trên thanh kiếm có "lời nguyền chết chóc", ai chạm qua đều chết ứng nghiệm với thanh kiếm.
***Được dịch và biên bởi iinatrans